Đoàn tự túc phương tiện ra sân bay quốc nội Tân Sơn Nhất, vui lòng có mặt 4h30 trước giờ bay. Hướng Dẫn Viên Công Ty Du Lịch Thanh Thanh đón Quý Khách giúp làm thủ tục bay đi Côn Đảo (Chuyến bay dự kiến lúc 5h30 – Hãng HK Vasco).
7h00: Đến sân bay Cỏ Ống cách trung tâm Côn Đảo 13km,
- Xe sẽ đưa Quý khách dùng điểm tâm sáng. Sau đó, xe đưa đoàn tham quan:
- Viếng chùa Núi Một (hay còn gọi là Vân Sơn Tự): Viếng chùa Núi Một cầu may mắn đây là nơi gửi gắm tâm linh của người dân địa phương. Từ đây quý khách có thể ngắm hồ An Hải, toàn cảnh đẹp thị trấn Côn Đảo và vịnh Côn Sơn từ trên cao.
- Miếu Bà Phi Yến (có tên chữ là An Sơn Miếu). Bà Phi Yến là thứ phi của chúa Nguyễn Ánh, là 1 trong 2 người phụ nữ bảo trợ tâm linh cho người dân Côn Đảo. Viếng Miếu, nghe kể chuyện về Bà và tìm hiểu câu hát ru “Gió đưa cây cải về trời - Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”.
- Bãi biển Đầm Trầu: quý khách tự do tắm biển tại đây.
11h30: Xe đưa đoàn về khách sạn và dùng cơm trưa (tại khách sạn). Quý khách nhận phòng, nghỉ ngơi.
14h00: Xe đưa Quý khách đi tham quan:
- Trại tù Phú Hải – Trại giam lớn nhất và cổ nhất Côn Đảo nơi cầm cố, lưu đày và tra tấn hàng nghìn người tù chiến sĩ cộng sản như Hầm xây lúa, Xà Lim, phòng tử hình….
- Chuồng Cọp kiểu Pháp – là tâm điểm của nhà tù Côn Đảo. Khám phá hệ thống Chuồng Cọp kiên cố được xây dựng ẩn giữa các tòa nhà như mê cung để đánh lừa thị giác, nơi các hình thức tra tấn và cực hình dã man nhất được áp dụng đối với tù nhân.
- Chuồng Cọp kiểu Mỹ: với các dãy phòng giam nhỏ hẹp và ẩm thấp được xây dựng vào năm 1971, là nơi giam giữ và tra tấn tinh thần của các tù nhân và đây cũng chính là nơi nhận được thông tin Sài Gòn giải phóng đầu tiên tại Côn Đảo.
- Quý khách về lại khách sạn, tự do tắm biển hoặc nghỉ ngơi.
18h30: Quý Khách dùng cơm chiều.
20h30: Nghĩa Trang Hàng Dương: Nơi yên nghĩ của hơn 2 vạn chiến sĩ cách mạng và người Việt Nam yêu nước qua nhiều thế hệ bị tù đày tra tấn dã man, làm lễ dâng hương tại đài tưởng niệm, thăm viếng mộ nữ anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu, đồng chí Lê Hồng Phong, nhà yêu nước cụ Nguyễn An Ninh.