Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở ba miền Bắc – Trung – Nam

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở ba miền Bắc – Trung – Nam

 

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày 5/5 Âm lịch hàng năm. Theo sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” (NXB Văn hóa thông tin), Tết Đoan Ngọ là lễ tết lớn của người Việt Nam, được tiến hành vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch.

 

Tết Đoan Ngọ được xem là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa người Việt. Ngoài cái tên “Tết Đoan Ngọ” hay “Tết Đoan Dương” ngày lễ này còn được dân ta gọi với cái tên hết sức dân dã là “ngày giết sâu bọ”. Mang ý nghĩa là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

 

“Đoan” có nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11h-13h, ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc Mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất.

 

Người xưa quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người. Vào ngày này, người dân sẽ phát động phong trào bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên vườn tược, cánh đồng… Bên cạnh ý nghĩa tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng, người Việt còn cho rằng đây là dịp để giải trừ bệnh tật trong thời điểm giao mùa.

 

Theo truyền thống, vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan ngọ dâng lên thần linh, tổ tiên, mong một vụ mùa bội thu. Thông thường, mâm cúng Tết Đoan ngọ gồm có:

 

– Hoa tươi, vàng mã, hương, nước sạch.

– Cơm rượu nếp, nếp cẩm.

– Trái cây: Người xưa thường chọn các loại quả chua như mận, xoài xanh, vải…

 

xr:d:DAFZTi-8Efk:86,j:1686534640,t:23032813

 

Năm nay, ngày lễ này sẽ rơi vào thứ Hai, ngày 10/6. Tùy theo phong tục của từng vùng miền mà mâm cúng Tết Đoan Ngọ có những lễ vật khác nhau.

 

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc

 

 

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc gồm các món đồ cúng cơ bản như hương, hoa tươi, các loại quả (mận, vải), xôi chè, rượu nếp, nước… Đặc biệt, một món không thể thiếu trong mâm lễ cúng là bánh gio.

 

Bánh gio là loại bánh làm từ gạo nếp, ngâm trong nước tro và gói bằng lá chuối. Bánh có vị nhạt, dẻo thơm, thường được ăn cùng đường hoặc mật. Bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn với đường hoặc mật. Theo người xưa, ăn bánh từ gạo nếp luộc trong lá sẽ hấp thu đặc tính của cây cỏ, giúp giải nhiệt, tiêu trừ bệnh tật trong cơ thể.

 

Đặc biệt, cơm rượu nếp là món nhất định không thể thiếu trên mâm cúng. Người xưa tin rằng, ăn rượu nếp sẽ giúp diệt sâu bọ gây hại cho cơ thể người. Món cơm rượu nếp cái hoa vàng không phải nơi đâu cũng có và ngon như ở miền Bắc. Do đó, đây là món phải có trong mâm cúng tết Đoan ngọ miền Bắc. Ngoài ra, một số nơi còn có thêm cơm rượu nếp cẩm.

 

Một số địa phương ở miền Bắc như Lào Cai thường có thêm bánh khúc trong mâm cúng Tết diệt sâu bọ.

 

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Trung

 

Mâm cúng Tết Đoan ngọ của người miền Trung thường bao gồm những món đồ cơ bản giống như miền Bắc, như các loại trái cây, nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, hoa, vàng mã, và chè kê.

 

 

Chè kê ăn kèm bánh tráng vừng là một trong những món đặc trưng thường xuất hiện trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở Quảng Nam và Huế. Dù không phổ biến ở tất cả tỉnh thành, nhưng chè kê rất được ưa chuộng, thường xuất hiện trong mâm cúng tết Đoan ngọ của người miền Trung.

 

Ngoài ra, mâm cúng tết Đoan ngọ miền Trung không thể thiếu thịt vịt. Quan niệm xưa cho rằng, thịt vịt có tính mát, ăn vào sẽ giải nhiệt cho cơ thể, có khả năng bổ máu và tốt cho hệ tiêu hóa.

 

Cơm rượu trên mâm cúng miền Trung được làm theo phương pháp lên men cổ truyền, có hình dạng vuông vức.

 

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Nam

 

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Nam về cơ bản vẫn bao gồm trái cây, hương, hoa, vàng mã, rượu, bánh ú bá trạng, cơm rượu. Một số món đặc trưng phổ biến khác là bánh bá trạng, chè trôi nước, xôi gấc, xôi vò. Đặc biệt, chè trôi nước là món không thể thiếu.

 

Ở miền Nam, người dân thường dâng cúng chè trôi nước được làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước đường hoặc nước cốt dừa đun đường.

 

 

Ngày này, nhiều gia đình sẽ có phong tục tắm nước lá để thanh tẩy cơ thể, giết sâu bọ bằng cách ăn cơm rượu, vải, mận… Bên cạnh đó, để tránh những điều xui rủi, người dân từ xưa kiêng kị làm một số hành động như: không vứt giày dép lộn xộn (vì trong tiếng Hán giày dép là “tà”), kiêng đánh rơi hay chi tiền vào việc không xứng đáng, không mua vật phẩm có hình thù kỳ lạ vì có thể gặp trắc trở…

 

Ngoài những lễ vật quen thuộc, mâm cúng tết Đoan ngọ miền Nam còn có nhiều món khác như:

 

Cơm rượu ở miền Nam được vo thành viên tròn và thêm nước đường, ăn giống như xôi chè ở miền Bắc.

 

Bánh ú Bá Trạng là món bánh tương tự bánh gio nhưng to hơn, được làm từ gạo nếp nhồi thêm nhân, sau đó luộc hoặc hấp. Bánh ú Bá Trạng có thể gói bằng lá sen, lá chuối…

 

==============================

CÔNG TY TNHH MTV DU LỊCH THANH THANH️:

Hotline: 19008109 – 0908 041 296 (Ms. Phương Nghi)

Website: https://thanhthanhtours.com.vn/

Địa chỉ: 212B Pasteur, P.Võ Thị Sáu, Q3, Tp.HCM

 

Chia sẻ:
Hỗ Trợ Khách Hàng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN